Mô tả
Bánh chưng ("chưng" trong "chưng cất", nghĩa là hấp nước, nhưng thực tế bánh được nấu bằng cách luộc) là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông với đất trời. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, lá chít. Bánh thường được làm vào các dịp Mùng 1 Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch)
Bánh chưng làng Vân nổi tiếng và được nhiều tỉnh lân cận Bắc Giang đặt mua mỗi dịp Tết đến xuân về. Bánh nơi đây ngoài hương vị dẻo, thơm, còn độc đáo bởi dùng lá chít thay vì lá dong để gói bánh.
Khác với bánh chưng các vùng khác, bánh chưng làng Vân được gói cẩn thận bằng lá chít, một loại lá có sẵn ở vùng quê này.
Lá chít là một loại gần giống như cây lau, cây sậy, còn có tên gọi khác là cây đót. Đôi khi nhiều người nhầm loại loại tre măng bát độ trồng để lấy măng vì hình dáng của lá rất giống. Lá chít cứng, hình giáo rộng, nhọn mũi, dài 30-60cm, rộng 5-10cm.
Thành phần
Gạo nếp cái hoa vàng
Đậu xanh (đỗ nhỏ)
Thịt lợn ba chỉ
Muối, tiêu
Lá dong, lá chít
Công dụng
Làm món ăn truyền thống ngày tết, Bánh chưng có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe không chỉ giúp giải độc mà còn thanh nhiệt cơ thể do trong bánh có đậu xanh nên có tính hàn. Đậu xanh còn có tác dụng để phòng bệnh viêm nhiệt, giải độc hiệu quả. Ngoài ra, bánh chưng còn giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa hay giảm tình trạng say rượu.
Hướng dẫn sử dụng
Ăn trực tiếp, hoặc chiên rán theo sở thích mỗi người.
Điều kiện bảo quản
Bảo quản nơi khô dáo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Có thể bảo quản trong tủ lạnh để được lâu hơn