Mô tả
Mì gạo đặc biệt ở chỗ nguyên liệu làm ra chỉ từ một loại gạo truyền thống nổi tiếng thơm dẻo - gạo bao thai Hồng, được trồng theo tiêu chuẩn VietGap. Chính vì thế mỳ nơi đây dẻo dai, đậm đà, ngọt bùi… một hương vị không thể lẫn được so với các vùng miền khác.
Để có được những sợi mì dai, ngọt bùi, người sản xuất phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó khâu quan trọng nhất là lựa chọn nguyên liệu. Gạo làm mì phải được nhặt sạch, vo kỹ rồi ngâm đủ 8 tiếng, sau đó được xay ra thành bột sánh dẻo rồi lọc bột nhiều lần và ủ qua một đêm.
Các công đoạn còn lại để làm mì cũng đơn giản như với các loại bánh tráng thông thường, những người thợ đúc bánh trên tấm vải căng và sử dụng hơi nước sôi bốc lên. Tiếp đến, mì sẽ được trải trên khung tre đem đi phơi nắng.
Thành phần
Tinh bột gạo
Nước
Công dụng
Bánh tráng xong chỉ được phơi khi trời nắng trong khoảng 4 đến 5 tiếng rồi đem thái thành những sợi mì dài sau đó cuộn tròn lại cho ra thành phẩm cuối cùng. Việc cuộn và bó sao cho các sợi mì sóng đều cũng đòi hỏi sự khéo léo. Chính vì thế, công đoạn này thường được các chị em phụ nữ dẻo tay đảm nhận.
Do được sản xuất bằng phương pháp gia truyền nên mì vẫn giữ được độ giòn, dẻo, dai và thơm, chế biến thành nhiều món ngon như nhúng để ăn lẩu, mì xào hay phở... Những sợi mì dẻo dai, đậm đà chắc chắn sẽ làm hài lòng những thực khách khi có dịp thưởng thức.
Đặc điểm nổi trội nhất của mì là nếu chưa kịp ăn ngay, vẫn không bị nát mà vẫn giữ được hương vị riêng của mì. Chính vì thế, đặc sản mì gạo Hiệp Hòa ngày càng được ưa chuộng, nức tiếng gần xa và dần khẳng định mình so với các loại mì khác.
Hướng dẫn sử dụng
Món ăn từ mì gạo kết hợp với thịt băm và cà chua tạo nên hương vị thơm ngon, dễ ăn mà không chứa nhiều calo.
Điều kiện bảo quản
Bảo quản mát