Mô tả
- Tên gọi: Quả trám đen có tên khoa học là Canarium tramdenanum Dai et Yakovl. (C. nigrum (Lour.) Engl., C. pimela Koenig), thuộc họ Trám - Burseraceae.
- Hình dáng: Quả trám đen có hình thoi, hình trứng. Khi còn non quả trám có màu xanh lẫn với màu của lá cây, khi chín vỏ ngoài qua tram có màu tím đen sẫm. Kích thước quả trám đen dài chừng 3 – 4 cm, rộng chừng 2 cm. Hạt trám đen cứng, bên trong có 3 ngăn.
- Hương vị: Trám đen có 2 loại gồm trám nếp và trám tẻ. Trám nếp ngọt, bùi, thịt mềm dẻo. Trám tẻ thì giòn và cứng hơn. Thông thường người ăn thiên về trám nếp bởi thịt mềm, phù hợp với người già, trẻ nhỏ.
Thành phần
Trong qua trám có chứa hydrat cacbon, protein, chất béo, beta-caroten, axit oleannoic, các khoang chất như: canxi, kali, photpho, sắt, magie, kem, mangan... và vitamin C. Hạt trám chứa axit béo.
Công dụng
Theo y học cổ truyền: trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm có tác dụng thanh nhiệt, điều trị các bệnh về hầu hong sưng đau, ho đờm... Quả trám xanh có tác dụng giai độc, quả chia có tác dụng an thần, trị động kinh...
Tác dụng chữa một số bệnh: chữa viêm họng man tính, chữa đau rát họng, chữa ho khan, kiết lị, viêm da, viêm loét, chữa đau răng và ngăn ngừa sâu răng...
Hướng dẫn sử dụng
- Trám tươi: Rửa sạch, cho vào nước nóng 70 độ C, ngâm từ 10-15 phút. Khi trám tróc hạt có thể sử dụng ăn luôn hoặc chế biến các món ăn khác: kho thịt, kho cá, nấu sôi...
- Trám muối: Rửa trám, đun nước nóng 70 độ cho muối vào đánh tan, đổ trám vào ủ 2-3 ngày. Sau vớt trám để ráo cho vào túi hút chân không hoặc ngâm trong nước muối bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Trám muối có thể sử dụng ăn luôn, hoặc để chế biến các món ăn khác như: nham trám, kho thịt, kho cá...
- Nhân trám: nhân được tách ra từ hạt quả trám có vị bùi, béo, giòn được dùng làm sôi trám, nhân bánh trưng, nhân các loại bánh...
Điều kiện bảo quản
Bảo quản mát