Mô tả
Khoai tây (danh pháp hai phần: Solanum tuberosum), thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì và ngô. Lưu trữ khoai tây dài ngày đòi hỏi bảo quản trong điều kiện lạnh.
Loài khoai tây hoang dã mọc trên khắp châu Mỹ, từ Hoa Kỳ cho tới miền nam Chile. Người ta từng cho rằng khoai tây đã được thuần hóa độc lập tại nhiều địa điểm, nhưng sau đó thử nghiệm di truyền học trên nhiều giống cây trồng và các loại khoai tây hoang dã đã chứng tỏ có một nguồn gốc duy nhất của khoai tây là ở khu vực miền nam Peru và cực tây bắc Bolivia ngày nay. Nơi con người đã thuần hóa được khoai tây từ 7 đến 10 nghìn năm trước. Sau nhiều thế kỷ chọn lọc và nhân giống, hiện nay đã có hơn một ngàn loại khoai tây khác nhau. Hơn 99% các loài khoai tây được trồng hiện nay trên toàn cầu có nguồn gốc từ nhiều giống khác nhau ở vùng đất thấp trung-nam Chile, các giống này đã được di dời từ các cao nguyên Andes.
Sau cuộc chinh phục Đế chế Inca của Tây Ban Nha, người Tây Ban Nha giới du nhập khoai tây vào châu Âu trong nửa cuối thế kỷ XVI. Sau đó nó được vận tải chủ yếu bằng đường biển ra các vùng lãnh thổ và hải cảng trên toàn thế giới. Khoai tây bị người nông dân châu Âu chậm chấp nhận do họ không tin tưởng. Để rồi sau đó nó trở thành một cây lương thực quan trọng và là cây trồng đóng vai trò làm bùng nổ dân số châu lục này trong thế kỷ XIX. Tuy nhiên, ban đầu khoai tây thiếu đa dạng di truyền, do có rất hạn chế số lượng giống cây được giới thiệu, nó còn là cây trồng dễ bị bệnh. Năm 1845, một căn bệnh thực vật gọi là bệnh rụng lá gây ra bởi nấm oomycete infestans Phytophthora, lây lan nhanh chóng thông qua các cộng đồng nghèo ở miền tây Ailen, dẫn đến mùa màng thất bát và xảy ra nạn đói. Hàng ngàn giống cây vẫ còn tồn tại ở vùng Andes, nơi mà 100 giống khoai tây khác nhau có thể tìm thấy, nhiều giống được lưu trồng bởi những hộ nông dân.
Chế độ ăn uống hàng năm của một công dân tính trung bình toàn cầu trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI bao gồm khoảng 33 kg khoai tây. Nó vẫn là cây trồng chủ lực của châu Âu (đặc biệt là phía đông và trung tâm châu Âu), nơi sản xuất khoai tây bình quân đầu người lớn nhất, nhưng việc mở rộng trồng trọt khoai tây diễn ra mạnh mẽ nhất tại Nam Á và Đông Á trong vài thập kỷ qua. Trung Quốc hiện là nước sản xuất khoai tây lớn nhất Thế giới, gần 1/3 sản lượng khoai tây Thế giới được thu hoạch ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Đặc điểm
Cây khoai tây là cây lưu niên thân thảo phát triển khoảng 60 cm chiều cao, cây chết sau khi ra hoa. Hoa khoai Tây có màu trắng, hồng, đỏ, xanh, hoặc màu tím, nhụy hoa màu vàng. Khoai tây được thụ phấn chủ yếu bởi côn trùng, ong vò vẽ mang phấn hoa từ cây này đến cây khác. Sau khi khoai tây ra hoa, một số giống cho ra quả màu xanh lá cây giống màu xanh trái cây cà chua anh đào, có thể chứa 300 hạt. Quả khoai tây có chứa một lượng lớn các chất độc alkaloid, solanine nên không dùng để ăn được. Tất cả các giống khoai tây mới được trồng từ hạt khác biệt với trồng bằng củ giống. Cắt trái khoai tây và ngâm xuống nước, hạt giống tách ra và chìm xuống phía dưới sau một ngày ngâm. Bất cứ loại khoai tây nào cũng có thể trồng bằng các loại củ, miếng củ. Một số giống khoai tây thương mại không được sản xuất tất cả từ hạt giống (do giống không thuận lợi để ra hoa) mà được trồng bằng củ, gây nhầm lẫn với các loại củ và miếng củ bị gọi là hại giống.
Lịch sử
Khoai tây có nguồn gốc từ Peru,, trong nghiên cứu được David Spooner xuất bản năm 2005 thì quê hương của cây khoai tây là một khu vực phía nam Peru (ngay phía bắc hồ Titicaca). Hiện tại người ta cho rằng khoai tây đã được du nhập vào châu Âu vào khoảng thập niên 1570 (khoảng 8 năm sau chuyến hành trình đầu tiên của Columbus vào năm 1492) và sau đó nó đã được những người đi biển châu Âu đưa đến các lãnh thổ và các cảng trên khắp thế giới khi chế độ thực dân châu Âu mở rộng vào thế kỷ XVII và XVIII. Có hàng ngàn thứ (bậc phân loại dưới loài) khoai tây được tìm thấy ở vùng Andes, nơi đó người ta có thể tìm thấy hơn một trăm thứ khoai tây ở một thung lũng, mỗi hộ nông dân có thể tích trữ tới mười mấy thứ khoai tây.
Khi đã được phổ biến ở châu Âu, khoai tây đã sớm trở thành một thực phẩm và cây trồng chủ yếu ở nhiều nới khác trên thế giới. Việc thiếu sự đa dạng về di truyền do thực tế là có ít loài khác nhau được du nhập ban đầu đã khiến cho khoai tây vào thời gian này dễ bị bệnh. Năm 1845, một loại bệnh nấm, Phytophthora infestans, cũng gọi là bệnh tàn rụi muộn đã lan nhanh chóng khắp các cộng đồng nghèo hơn ở tây Ireland, dẫn đến Nạn đói lớn Ireland. Khoai tây là loài quan trọng của một số nước châu Âu thời bấy giờ như Idaho, Maine, Bắc Dakota, Prince Edward Island, Ireland, Jersey và Nga vì vai trò rộng lớn của nó trong nền kinh tế nông nghiệp và lịch sử của các khu vực này. Nhưng trong các thập kỷ cuối của thế kỷ XX, việc mở rộng diện tích trồng trọt khoai tây lớn nhất lại là ở châu Á, nơi có khoảng 8% số lượng khoai tây trên thế giới được trồng. Kể từ khi Liên Xô bị giải tán, Trung Quốc đã trở thành quốc gia sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới, tiếp theo là Ấn Độ.
Di truyền học
Có khoảng 5.000 giống khoai tây trên toàn Thế giới. Trong đó ba ngàn giống khoai tây được tìm thấy chỉ ở riêng Andes, chủ yếu ở Peru, Bolivia, Ecuador, Chile và Colombia. Ngoài 5.000 giống trồng, còn có khoảng 200 giống hoang dã, trong đó có thể có giống đã qua nhân giống với các giống được trồng. Việc này diễn ra liên tục giúp chuyển gen kháng sâu bệnh giữa khoai tây hoang dã với khoai tây trồng. Các giống biến đổi gen đã gặp sự phản đối kịch liệt từ công chúng ở Hoa Kỳ và châu Âu.
Các loài chính phát triển trên Thế giới là Solanum tuberosum (thể tứ bội với 48 nhiễm sắc thể), các giống hiện đại của loài này được trồng rộng rãi nhất. Ngoài ra còn có bốn loài lưỡng bội (24 nhiễm sắc thể) là S.stenotomum, S.phureja, S.goniocalyx và S.ajanhuiri. Có hai loài tam bội (36 nhiễm sắc thể) là S.chaucha và S.juzwpczukii. Có một loài trồng ngũ bội (với 60 NST): S. curtilobum. Có hai phân loài chính của Solanum tuberosum: andigena, hay giống Andes; và tuberosum, hay giống Chile. Khoai tây Andes thích nghi với các điều kiện ban ngày ngắn, là bản địa của ở các vùng núi xích đạo và nhiệt đới nơi phát sinh nó; tuy nhiên, khoai tây Chile là bản địa của vùng Chiloé Archipelago thích nghi với các điều kiện ngày dài ở vùng có độ cao lớn của miền nam Chile.
Trung tâm khoai tây quốc tế, có trụ sở ở Lima, Peru, nắm giữ một bộ sưu tập tiêu chuẩn ISO giống khoai tây.
Trồng khoai tây mang lại hiệu quả cao với ít công chăm sóc, nó dễ dàng thích nghi với nhiều loại khí hậu, miễn là khí hậu mát mẻ và ẩm ướt đủ cho rễ cây hút nước từ đất để tạo thành tinh bột trong củ. Củ khoai tây cần điều kiện bảo quản cao, nó dễ bị nấm mốc khiến thối củ. Ngược lại, hạt khoai tây có thể lưu trữ trong nhiều năm mà không bị hỏng.
Vai trò trong việc cung cấp lương thực thế giới
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc báo cáo rằng sản lượng khoai tây toàn Thế giới năm 2010 là 320 triệu tấn. Trong đó chỉ hơn 2/3 là thức ăn trực tiếp của con người, còn lại là thức ăn cho động vật và nguyên liệu sản xuất tinh bột. Điều này cho thấy chế độ ăn hàng năm của mỗi công dân toàn cầu trung bình trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI là 33 kg khoai tây. châu Âu là nơi sản xuất khoai tây bình quân đầu người cao nhất Thê giới, trong khi hiện nay Trung Quốc là nước sản xuất khoai tây lớn nhất Thế giới, riêng sản lượng khoai tây sản xuất ở Trung Quốc và Ấn Độ chiếm một phần ba sản lượng toàn cầu. Sự thay đổi địa lý của sản xuất khoai tây đã được đi từ các nước giàu đối với khu vực có thu nhập thấp trên thế giới, mặc dù mức độ của xu hướng này là không rõ ràng.
Trong năm 2008, một số tổ chức quốc tế nêu bật vai trò của khoai tây đối với lương thực thế giới. Họ trích dẫn tiềm năng của khoai tây là một loại cây trồng ít tốn kém công chăm sóc và thích hợp với nhiều loại khí hậu và địa phương. Do củ khoai tây nhanh hỏng, chỉ 5% sản lượng được giao dịch quốc tế, đóng góp ít vào việc ổn định thị trường lương thực trong cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008. Liên Hiệp Quốc chính thức tuyên bố năm 2008 là năm quốc tế về khoai tây để nâng cao hình ảnh của khoai tây ở các quốc gia đang phát triển, gọi nó là cây lương thực kho báu.
Phát triển
Khoai tây được trồng từ hạt giống khoai tây và củ giống, giống được chọn lựa kĩ để loại bỏ bệnh. Chỉ có 15 trên 50 tiểu bang của Mỹ phát triển giống khoai tây. Một số địa điểm chọn giống trong mùa đông lạnh cứng nhằm hạn chế các giống sâu hại, hoặc giống trong mùa hè để có sự tăng trưởng tối ưu. Tại Anh, hầu hết các giống khoai tây có nguồn gốc từ Scotland trong những cơn gió tây ngăn chặn sự tấn công của rệp và virus bệnh. Sự phát triển của khoai tây chia làm 5 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, mầm bắt đầu xuất hiện từ khoai tây giống, sự tăng trưởng bắt đầu. Trong giai đoạn thứ hai, quá trình quang hợp bắt đầu khi cây phát triển lá. Trong giai đoạn ba, nhánh cây phát triển từ nách lá thấp, khi nhánh đủ lớn sẽ có hoa, củ khoai tây sẽ dừng phát triển khi nhiệt độ đất trên 26,7 °C, do đó khoai tây được gọi là cây trồng mùa lạnh. Củ khai tây phát triển nhất ở giai đoạn thứ tư, dinh dưỡng tập trung để hình thành và làm to củ. Ở giai đoạn này một số yếu tố quan trọng là độ ẩm tối ưu trong đất, nhiệt độ đất và dinh dưỡng cần được đảm bảo. Giai đoạn cuối là sự héo tán cây, vỏ củ cứng lại, đường chuyển hóa thành tinh bột.
Củ mới có thể phát sinh trên mặt đất, vỏ khoai tây tiếp xúc với ánh sáng sẽ thúc đẩy tạo chất độc solanine. Để tránh điều này xảy ra, người trồng dùng phương pháp vun gốc khoai tây, một cách khác là trồng khoai tây với các chất rải che nắng như rơm rạ hoặc các tấm nhựa.
Trồng trọt khoai tây có thể khó trong một số trường hợp. Chuẩn bị mặt đất bằng, bừa, cày trước khi trồng, làm sạch cỏ dại và thời tiến thuận lợi sẽ là điều kiện tốt trước khi trồng khoai tây. Người trồng có thể trồng khoai tây với một miếng khoai tây có hai hoặc ba mắt trong một luống đất cao vừa.
Cây khoai tây rất nhạy cảm với sương giá, nó làm hỏng mặt đất. Ngay cả thời tiết lạnh làm thân cây khoai tây tím, có thể làm thối và hỏng cả một cây lớn.
Sau khi thu hoạch, củ khoai tây có thể bị xước và lột ra khi thu hoạch, nó sẽ tự hồi phục và chữa lành, ngăn ngừa nhiễm trùng và mất nước từ củ trong quá trình lưu trữ.
Lưu trữ củ khoai tây
Các cơ sở dùng để lưu trữ củ khoai tây được thiết kế cẩn thận giữ cho khoai tây sống và làm chậm quá trình phân hủy, trong đó bao gồm sự phân hủy tinh bột. Địa điểm lưu trữ có đặc điểm tối, thông thoáng và nhiệt độ lưu trữ lâu dài khoảng 4 °C (39 °F). Đối với lưu trữ ngắn hạn trước khi nấu, nhiệt độ khoảng 7 °C (45 °F) đến 10 °C (50 °F) là phù hợp.
Nhiệt độ dưới 4 °C, xảy ra quá trình biến đổi tinh bột trong đường, làm thay đổi hương vị và chất lượng nấu ăn và làm tăng chất acrylamide khi nấu chín, đặc biệt trong các món ăn chiên. Một nghiên cứu về acrylamide trong thực phẩm giàu tinh bột năm 2002 đã khám phá ra chất này dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khi nó được cho là gây ung thư.
Trong điều kiện lưu trữ tối ưu cho thương mại, khoai tây có thể lưu trữ đến 1o-12 tháng. Khi lưu trữ tại các gia đình chỉ được khoảng vài tuần. Nếu củ khoai xuất hiện màu xanh lá cây và nảy mầm, các khu vực này cần được cắt bỏ trước khi sử dụng. Cắt hoặc bóc các khu vực bị xanh vỏ không đủ để loại bỏ độc tố copresent, nó cũng không nên dùng cho động vật.
Khi lưu giữ khoai tây ở các gia đình, nó có thể được bảo quản trong khoảng 1-2 tuần trong túi giấy, nơi khô, mát, nơi ít ánh sáng và thông thoáng. Nếu để khoai tây trong tủ lạnh, chấm đen có thể xuất hiện và xảy ra quá trình biết đổi tinh bột tạo mùi vị khó chịu khi nấu chín. Nếu giữ ở nhiệt độ quá nóng, củ khoai tây sẽ nảy mần và thối. Ngoài ra có một đặc điểm là củ khoai tây hấp thụ mùi hôi bởi quả lê.
Sản lượng
Năm 2010, 18,6 triệu ha đất trên thế giới được dùng để trồng khoai tây. Sản lượng trung bình là 17,4 tấn/ha.
Trang trại trồng khoai tây ở Hoa Kỳ đạt sản lượng với 44,3 tấn/ha, nông dân New Zealand là những người sản xuất khoai tây có sản lượng cao nhất Thế giới, dao động từ 60-80 tấn/ha, kỷ lục được ghi nhận là 88 tấn/ha.
Sâu
Bệnh Phytophthora infestans (bệnh giá sương mai) vẫn tàn phá nặng ngành công nghiệp khoai tây ở châu Âu và Hoa Kỳ. Một số bệnh khoai tây khác như Rhizoctonia, Sclerotinia, chân đen, nấm mốc bột, vảy bột, virus leafroll và đầu màu tím.
Côn trùng thường là nguyên nhân truyền bệnh khoai tây và trực tiếp phá hoại thân cây như bọ khoai tây Colorado, sâu bướm khoai tây, đào rệp xanh, rệp khoai tây, bọ trĩ, bọ ve. Tuyến rễ khoai tây có một loài vi trùng phát triển mạnh làm héo cây, loài này có thể tồn tại trong đất nhiều năm, nên việc trồng luân canh được khuyến khích.
Thành phần
Khoai tây có chứa các vitamin, khoáng chất và một loạt các hóa chất thực vật như các carotenoit và phenol tự nhiên. Axít chlorogenic cấu thành đến 90% của phenol trong khoai tây. Các hợp chất khác trong khoai tây là axit 4-O-caffeoylquinic (axit crypto-clorogenic), axit 5-O-caffeoylquinic (axit neo-clorogenic), axit 3,4-dicaffeoylquinic và 3,5-dicaffeoylquinic. Trong một củ khoai tây còn vỏ có kích thước trung bình 150 g, cung cấp 27 mg vitamin C (45% giá trị hàng ngày), 620 mg kali (18%), o,2 mg vitamin B6(10%) và một lượng rất nhỏ thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, photpho, sắt và kẽm.
Khoai tây chứa khoảng 26 g cacbohydrat trong một củ trung bình. Các hình thức chủ yếu của cacbonhydrat này là tinh bột. Một phần nhỏ trong đó có khả năng chống tiêu hoá từ enzym trong dạ dày và ruột non. Tinh bột khoáng này được coi là có hiệu ứng sinh lý và lợi ích cho sức khỏe giống chất xơ: là chống ung thư ruột kết, tăng khả năng nạp glucose, giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong huyết tương, tăng cảm giác no, thậm chí nó có thể làm giảm chất béo tích trữ trong cơ thể. Cách chế biến khoai tây có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng. Ví dụ khoai tây nấu chín chứa 7% tinh bột khoáng, khi làm nguội đi thì nó tăng lên 13%.
Khoai tây được xếp vào loại thức ăn có chỉ số Glycemic(GI) cao, do đó nó thường bị loại trừ ra khỏi chế độ ăn của những người cố gắng theo chế độ ăn uống với GI thấp. Trong thực tế chỉ số GI tùy thuộc mỗi loại khoai tây khác nhau là khác nhau.
Do chứa nhiều cacbonhydrat, khoai tây được cho là khiến cho người bị béo phì dư thừa nhiều hơn chất béo. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học California, Davis và Trung tâm Quốc gia về An toàn Thực phẩm và Công nghệ, Viện Công nghệ Illinois chứng minh rằng mọi người có thể đưa khoai tây vào chế độ ăn uống của họ và vẫn giảm cân.
Độc tính
Khoai tây chứa những hợp chất độc hại được biết đến như là các glycoalkaloid, phổ biến nhất là solanin và chaconin.[cần dẫn nguồn] Solanin cũng được tìm thấy trong một số cây như cây bạch anh độc, thiên tiên tử (Hyoscyamus niger), cây thuốc lá (Nicotiana spp.), cà tím và cà chua. Độc tố này ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra sự yếu ớt và nhầm lẫn.[cần dẫn nguồn]
Các chất thuốc bảo vệ thực vật, tích tụ ở phần lá, mầm và quả khoai tây.[cần dẫn nguồn] Nấu ăn trên 170 °C làm giảm chất độc.[cần dẫn nguồn] Nồng độ của glycoalkaloid trong khoai tây hoang dã đủ để gây hại cho cơ thể người, nó gây ra nhức đầu, tiêu chảy, chuột rút và nghiêm trọng hơn khiến người ăn hôn mê dẫn tới tử vong. Tuy vậy ngộ độc do khoai tây rất ít xảy ra.[cần dẫn nguồn] Ánh sáng làm diệp lục tổng hợp clorophyl, đó là nguyên nhân khiến một số khu vực của củ có thể độc. Một số giống khoai tây chứa nhiều chất độc glycoalkaloid hơn các giống khác, các nhà lai tạo giống thông qua thử nghiệm sẽ loại bỏ các cây có tính độc. Họ cố gắng giữ mức solanin dưới 200 mg/kg. Tuy nhiên, khi các củ giống thương mại có màu xanh, hàm lượng chất solanin có thể lên tới 1.000 mg/kg. Trong một củ khoai tây bình thường có 12–20 mg/kg glycoalkaloid, củ khoai tây có mầm là 250–280 mg/kg, trong củ khoai tây vỏ xanh là 1.500-2.200 mg/kg
Công dụng
1. Giảm căng thẳng, nâng cao tinh thần, hạn chế trầm cảm
Cuộc sống ngày nay bận rộn làm cho bạn có cảm giác dễ ức chế, căng thẳng, dễ nóng giận và mất bình tĩnh, luôn trong tâm trạng bất an, lo lắng. Đó là do cơ thể bạn thiếu vitamin A và C, hoặc tiếp nhận quá nhiều thực phẩm chứa nhiều thành phần axit. Nhưng khoai tây là một trong những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A và C, vì vậy, khoai tây giúp giảm căng thẳng và nâng cao tinh thần. Khi rơi vào tình trạng tâm lý như thế, bạn nên dành thời gian chế biến những món yêu thích, bổ dưỡng từ khoai tây nhé.
2. Trị viêm loét dạ dày
Trong một nghiên cứu về các thành phần của khoai tây, các nhà khoa học tại Trường Đại Học Manchester (Anh Quốc) đó phát hiện khoai tây có chứa các thành phần kháng khuẩn độc đáo, giúp điều trị chứng viêm loét dạ dày và ngăn chặn sự phát triển, hình thành của các loại vi khuẩn tồn tại trong dạ dày, vốn dĩ là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày và ợ nóng. Vì vậy, mọi người có thể sử dụng khoai tây trong các bữa ăn hàng ngày để ngăn ngừa các chứng viêm loét dạ dày và các bệnh về đường ruột.
3. Chống ung thư
Một củ khoai tây khoảng 150g có thể chứa khoảng 26g cacbon-hydrat và có dạng tinh bột tinh. Tinh bột này được xem là một hiệu ứng sinh lý và hoàn toàn có lợi cho sức khỏe. Với những tác dụng của khoai tây, bạn có thể cho khoai tây vào trong thực đơn hàng ngày để phòng chống các căn bệnh trên.
4. Tốt cho người mắc phải bệnh tiểu đường
Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng khoai tây không tốt cho người bị bệnh tiểu đường vì nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Nhưng trên thực tế, khoai tây không ảnh hưởng gỡ đến các chỉ số đường huyết của người mắc bệnh tiểu đường.
5. Giảm béo
Thường xuyên ăn khoai tây sẽ có tác dụng giúp bạn quên đi mối lo về lượng mỡ được tích tụ trong cơ thể, vì khoai tây chứa rất ít chất béo (0,1%), là một trong các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp nhất. Nếu bạn đang muốn ăn kiêng thì khoai tây sẽ là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.
Trên đây là câu trả lời cho vấn đề “Ăn khoai tây có tác dụng gì?”. Ngoài ra bạn cần chú ý một số điều như luôn sử dụng khoai tây tươi, không nên dùng khoai tây đó mọc mầm. Nếu bạn muốn làm nước ép khoai tây với trái cây khác, cần lưu ý lựa chọn cẩn trọng, vì một số trường hợp nước ép khoai tây có thể dẫn đến tiêu chảy. Nếu đang gặp vấn đề về dạ dày, bạn không nên sử dụng nước ép khoai tây nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Sau đây là một số tác dụng của khoai tây trong việc chăm sóc da: Giảm mụn trứng cá: Sử dụng bông thấm nước ép khoai tây thoa đều lên vùng da bị mụn sẽ giúp giảm tình trạng viêm và làm lành vết mụn. Bạn có thể sử dụng hàng ngày cho tới khi mụn biết mất, tuy nhiên, nên tránh ánh nắng trực tiếp vì làn da thời kỳ này rất dễ bị tổn thương. Giảm vết thâm: Một củ khoai tây nghiền nát, ép lấy nước và bôi lên mặt trong 10 phút sau đó rửa lại với nước ấm. Cách này sẽ giúp bạn lấy đi các vết thâm do mụn để lại trên da. Tạo làn da sáng hồng: Một củ khoai tây cắt lát mỏng, sau đó đắp lên mặt trong 15 phút. Vitamin C trong khoai tây sẽ có tác dụng làm mềm và sáng da. Chống lão hóa: Trộn sữa tươi với ba quả dâu tây, nửa củ khoai tây luộc. Nghiền nhuyễn hỗn hợp và bôi lên mặt và mỗi tối trong 30 phút. Cách này cũng có tác dụng làm sáng da rất tốt. Giảm quầng thâm: Cắt khoai tây thành lát mỏng, đắp lên mắt. Bạn có thể cho vào tủ lạnh trước khi dùng để giúp giảm bọng mắt. Tăng độ ẩm cho da: Luộc chín một củ khoai tây, trộn với một thìa dầu oliu siêu nguyên chất, nghiền nhuyễn và đắp mặt trong 2 phút. Cách này sẽ giúp làn da mịn màng, giảm thô ráp, nứt nẻ.
Giúp giữ ẩm cho da và tránh mất nước: Hấp chín một củ khoai tây to. Nghiền nhuyễn và thêm vào vài thìa kem tươi để làm mềm. Thêm vào vài giọt tinh dầu quả hạnh (có thể thay bằng tinh dầu ôliu, trộn đến khi hỗn hợp có độ sệt và kết dính tốt, nếu vẫn chưa mềm hãy thêm vào vài thìa kem tươi. Mặt nạ này có hiệu quả làm mềm da tuyệt vời, rất phù hợp cho người có làn da mất nước, muốn làm tươi mới da và tăng cường độ ẩm cho da. Một số cách làm đẹp da từ mặt nạ khoai tây: Mặt nạ dưỡng trắng: Một củ khoai tây cắt lát mỏng, sau đó đắp lên mặt trong 15 phút. Vitamin C trong khoai tây sẽ có tác dụng làm mềm và sáng da. Hoặc kì công hơn bạn lấy 1 củ khoai tây tươi thái lát mỏng, trộn với 1 thìa cà phê bột mì. Sau đó thêm 1 lòng đỏ trứng gà vào trộn thật đều và bám lên từng miếng khoai tây. Rửa mặt, đắp từng lát khoai tây lên mặt cho kín da, sau 20 phút thì massage nhẹ nhàng, rửa lại với nước ấm. Thực hiện 1-2 lần/tuần. Đây là mẹo làm đẹp da rất được phụ nữ Nhật yêu thích. Mặt nạ sáng da: Khoai tây cũng được sử dụng như mặt nạ trực tiếp bằng cách đắp các lát khoai tây lên mặt, dùng trong một thời gian sẽ thấy được hiệu quả mềm da, sáng da và đẹp da. Mặt nạ dưỡng trắng: Khoai tây bạn luộc chín, nghiền nát trộn với sữa tươi không đường đắp lên mặt trong 15-20 phút. Làn da của bạn vừa không bị “đèn pin” nổi loạn, vừa sáng đẹp lên trông thấy. Mặt nạ chống nhờn: Bột yến mạch pha với một chút nước và đổ vào trộn đều với khoai tây đã được luộc chín nghiền thành hỗn hợp sệt rồi đắp lên mặt 25 phút, rửa sạch bằng nước, bạn sẽ không lo làn da bóng dầu ảnh hưởng đến lớp trang điểm nữa. Mặt nạ ngừa mụn: Nghiền nát khoai tây, trộn với sữa tươi không đường đắp lên mặt trong 15-20 phút. Làn da của bạn vừa không bị “đèn pin” nổi loạn, vừa sáng đẹp lên trông thấy. Mặt nạ khoai tây cho da nhờn: Dùng khoai tây đã nấu chín, nghiền nhuyễn trộn với 1 thìa bột yến mạch để làm mặt nạ, sẽ có tác dụng cân bằng độ ẩm, giảm độ nhờn trên da. Không chỉ giúp làm trắng da, tác dụng của khoai tây còn giúp tăng sắc hồng trên da. Vì thế, kể cả khi bạn đã có làn da trắng thì cũng đừng bỏ qua tác dụng tuyệt vời của khoai tây.
Hướng dẫn sử dụng
Khoai tây dùng làm thực phẩm, chế biến, làm đẹp,...
Điều kiện bảo quản
Để bảo quản lưu trữ rau quả dài ngày không bị hư thối, Cục Chế biến đã cho phép đưa vào áp dụng rộng rãi quy trình công nghệ bảo quản rau quả tươi xuất khẩu:
Sau khi ngủ sinh lý, củ khoai tây được nhúng vào dung dịch nước ozôn(O3) nồng độ 140ppm trong thời gian 5 phút rồi đưa bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ 0 độ C đến 2 độ C, độ ẩm không khí từ 90 đến 95%, ải đều lên trên đống khoai tây các túi vải thưa có chứa bột khử ethylen (KMnO4-CaSiO3), mỗi túi 3g, tỷ lệ 0,1%.
Sau 3 tháng bảo quản, tỷ lệ củ bị hư hỏng là 3%, tỷ lệ giảm khối lượng 4% và độ Brix tăng từ 0,75% đến 3,45%. Chi phí bảo quản cho 1 tấn sản phẩm là 169.000 đồng.